Tin tức

TRUNG QUỐC KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở ĐỘ CAO HƠN 500M

Để khai thác năng lượng gió ở độ cao lớn, thiết bị giống chiếc ô nối với dây cáp được đưa lên cao hơn 500 m nhờ bóng bay heli.

Dự án thí điểm điện gió độ cao lớn với quy mô megawatt đầu tiên của Trung Quốc ở huyện Tích Khê, tỉnh An Huy đã sản xuất điện thành công, theo Tập đoàn Kỹ thuật Năng lượng Trung Quốc, nhà đầu tư kiêm nhà xây dựng và vận hành dự án. Dự án có tổng công suất lắp đặt là 2 x 2,4 megawatt và có thể khai thác năng lượng gió ở độ cao 500 - 3.000 m để sản xuất điện, CGTN hôm 11/1 đưa tin.

Chuyển Đổi Năng Lượng Tại Việt Nam: Cơ Hội Lớn Cho Nền Kinh Tế Bền Vững

Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ giúp Việt Nam thực hiện hoá cam kết tại COP26 mà còn giúp nền kinh tế phát triển bền vững
Là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt là điện năng tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cam kết tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng.

Những ứng dụng của năng lượng gió

Trước tiên chúng ta cần hiểu năng lượng gió là gì ?

Năng lượng gió là quá trình gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình quay tuabin gió để tạo ra năng lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị giúp chuyển hóa động năng thành cơ năng. Người ta sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện, vận dụng sự chuyển động của luồng không khí trong không trung tạo ra chuyển động. Tuabin gió giữ trách nhiệm mang năng lượng gió chuyển thành điện năng.

Chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, giai đoạn 2011 - 2020, điện thương phẩm của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân là 9,6%/năm. Dự kiến giai đoạn 2021 - 2030, mức tăng trưởng điện thương phẩm bình quân sẽ đạt 8,52% ở kịch bản cơ sở và 9,36% ở kịch bản cao. Hệ thống điện Việt Nam có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đủ đáp ứng cho nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch là hydrocarbon, chủ yếu là than, dầu nhiên liệu hoặc khí tự nhiên, được hình thành từ phần còn lại của thực vật và động vật đã chết.Nhiên liệu hóa thạch (tiếng anh gọi là Fossil fuels) là hydrocarbon, chủ yếu là than, dầu nhiên liệu hoặc khí tự nhiên, được hình thành từ phần còn lại của thực vật và động vật đã chết.

Tìm hiểu điện năng lượng mặt trời là gì, được dùng để làm gì?

Năng lượng mặt trời là gì?

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng đầu tiên trên thế giới và được con người tận dụng trước cả khi học cách tạo ra lửa.Năng lượng mặt trời được hiểu là năng lượng bức xạ và nhiệt xuất phát từ mặt trời.

Năng lượng mặt trời và các tài nguyên thứ cấp của nó như sức gió, sức sóng, sức nước, sinh khối… tạo nên hầu hết năng lượng tái tạo trên trái đất. Con người và các sinh vật trên trái đất sẽ không thể tồn tại nếu không có mặt trời và nguồn năng lượng từ mặt trời.

Ứng dụng năng lượng từ thác nước nhỏ

Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống lạnh sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm sử dụng sức nước phục vụ các khu du lịch miền núi” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Chí Chính, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng làm Chủ nhiệm, đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá, nghiệm thu. Kết quả từ đề tài mang lại hiệu quả xã hội thiết thực, góp phần hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể triển khai ứng dụng tại các vùng, miền có sẵn các nguồn nước tự nhiên.

Điện năng lượng mặt trời là gì? Tổng quan về năng lượng mặt trời

Năng lượng Mặt Trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời, đã được khai thác bởi con người từ thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờ hết. Bức xạ Mặt Trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng mặt trời như sức gió và sức sóng, sức nước và sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵn trên Trái Đất. Chỉ có một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn được sử dụng.